ĐỀ CƯƠNG – Thí nghiệm Kiểm soát Chất lượng Dầu lăn ván Cốp pha
NỘI DUNG THÍ NGHIỆM
- GÂY ĂN MÒN CỐT THÉP
- MẤT KHẢ NĂNG BÁM DÍNH CỦA BÊ TÔNG VỚI THÉP
- KHẢ NĂNG CHỐNG RỬA TRÔI
- GIẢM KHẢ NĂNG BÁM DÍNH VỚI VỮA TÔ
QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM
- GÂY ĂN MÒN CỐT THÉP
Kiểm tra bằng 2 phương pháp: Thử độ pH và phân tích thành phần hóa
- Thử độ pH: Yêu cầu pH của dung dịch dầu lăn ≥7 (không có tính axit)
- Thiết bị sử dụng: máy đo pH hoặc giấy quỳ tím
Máy đo pH điện tử | Giấy quỳ tím thử pH |
b. Quy trình thí nghiệm:
- Chuẩn bị 500ml mẫu dung dịch dầu lăn.
- Nhúng thiết bị thử (máy đo, giấy quỳ tím) ngập trong dung dịch dầu lăn
- Kiểm tra độ pH
Kiểm tra pH bằng máy thử | Kiểm tra pH bằng giấy quỳ tím |
c. Đánh giá kết quả:
- Mẫu đạt yêu cầu là mẫu có độ pH ≥7
2. Phân tích thành phần hóa:
Kiểm tra thành phần hóa của dung dịch dầu lăn: chứa các ion gây ăn mòn cốt thép không vượt qua mức cho phép, tham khảo theo TCVN 4506:2012
STT | Chỉ tiêu phân tích | Đơn vị đo | PP thử nghiệm | Mức quy định theo TCVN 4506:2012 |
1 | Hàm lượng ion Clo | mg/l | TCVN 6184:1996 | ≤1000 |
2 | Hàm lượng ion sulphat | mg/l | TCVN 2659:1978 | ≤2000 |
Cách thực hiện: Gởi phòng thí nghiệm phân tích
II. MẤT KHẢ NĂNG BÁM DÍNH CỦA BÊ TÔNG VỚI THÉP
Kiểm tra ảnh hưởng mất khả năng bám dính của bê tông với thép khi phun dầu lăn lên bề mặt thép
- Chuẩn bị:
- Mẫu dầu lăn, bình phun/rulo
- Thép thanh D10: 6 thanh dài 1m
- Khuôn ván 20x20x30 cm hoặc khuôn trụ 15×30 cm: 6 khuôn
- Hỗn hợp bê tông mác 300
- Máy kéo thép
Khuôn mẫu | Máy kéo thép |
- Quy trình thí nghiệm:
- Tổ mẫu đối chứng: 3 mẫu
Đặt thanh thép D10 vào chính giữa khuôn, chiều sâu ngập trong bê tông là 30cm, đổ bê tông mác 300 vào khuôn và đầm chặt
Sau 2 ngày tháo khuôn, dưỡng hộ trong điều kiện chuẩn phòng thí nghiệm 28 ngày
- Tổ mẫu có dầu lăn: 3 mẫu
Nhúng thanh thép D10 vào dung dịch dầu lăn, lấy thanh thép ra và để khô trong 2-5 phút
Đặt thanh thép D10 vào chính giữa khuôn, chiều sâu ngập trong bê tông là 30cm, đổ bê tông mác 300 vào khuôn và đầm chặt
Sau 2 ngày tháo khuôn, dưỡng hộ trong điều kiện chuẩn phòng thí nghiệm 28 ngày
- Thí nghiệm:
Đưa 2 tổ mẫu thí nghiệm kéo như thí nghiệm kéo thép thông thường đến khi thanh thép bị nhổ khỏi nền bê tông hoặc đứt thép
- Đánh giá:
Yêu cầu: Kéo đứt thép hoặc cường độ kéo của mẫu có ngâm trong dầu lăn phải tương đương với mẫu đối chứng
III. KHẢ NĂNG CHỐNG RỬA TRÔI
- Chuẩn bị:
- Dầu lăn cốp pha, bình phun/ rulo
- Khuôn cốp pha nhôm 1000x1000x150mm
- Hỗn hợp bê tông mác 300
- Máy bơm nước lưu lượng 1m3/h
- Đầu phun mô phỏng nước rửa trôi
- Quy trình thí nghiệm:
- Mẫu đối chứng có dầu lăn:
- Thi công dầu lăn theo chỉ dẫn của nhà sản xuất lên bề mặt khuôn
- Đổ bê tông mác 300 vào khuôn
- Sau 1 ngày tháo khuôn và kiểm tra
- Mẫu có dùng dầu lăn và chịu tác động rửa trôi:
- Thi công dầu lăn theo chỉ dẫn của nhà sản xuất lên bề mặt khuôn
- Đưa vào hệ mô phỏng nước rửa trôi trong 30 phút
- Chờ ráo nước
- Đổ bê tông mác 300 vào khuôn
- Sau 1 ngày tháo khuôn và kiểm tra
- Đánh giá:
Yêu cầu: khi tháo khuôn kiểm tra ngoại quan đối với mẫu có tác động rửa trôi phải tương đương mẫu đối chứng: không bị dính bám bê tông, bong tróc bề mặt bê tông
IV. GIẢM KHẢ NĂNG BÁM DÍNH VỚI VỮA TÔ
- Chuẩn bị
- Mẫu bê tông nền đối chứng mác 300
- Mẫu bê tông với bề mặt có sử dụng dầu lăn (có thể dùng mẫu mục 2.1 của thí nghiệm III Khả năng chống rửa trôi)
- Vữa tô mẫu: Có tỷ lệ N:X:C = 1:2:6
- Thiết bị thử độ bám dính
- Quy trình thí nghiệm
- Tạo ẩm bề mặt 2 mẫu bê tông
- Tô vữa lên bề mặt 2 mẫu bê tông với bề dày 10mm
- Chia mẫu đúng diện tích bề mặt thử cường độ bám dính (1 mẫu thử 3 vị trí)
- Dưỡng hộ theo điều kiện chuẩn phòng thí nghiệm trong 28 ngày
- Tiến hành kéo thử cường độ bám dính của 2 mẫu thử và ghi nhận kết quả
- Đánh giá:
Yêu cầu cường độ bám dính của mẫu có sử dụng dầu lăn phải tương đương cường độ bám dính của mẫu đối chứng không dùng dầu lăn